MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÀ SƠN

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới hình thức dạy học, phương pháp dạy học, nhà trường  rất tích cực tham gia Tập huấn và triển khai dạy học môn Tiếng Việt 1 CNGD theo Quyết định số 2055/QĐ- BGDĐT, ngày 12/6/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công văn hướng dẫn số 1327/SGDĐT- GDTH, ngày 11/7/2014, số 1454/SGDĐT- GDTH, ngày 01/8/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Công văn số: 423/PGD&ĐT-TH ngày 13 tháng 8 năm 2014 về hướng dẫn triển khai tiếng việt lớp 1 CNGD.
Chuẩn bị cho học sinh lớp 1 tiếp thu tốt chương trình CGD, theo chỉ đạo của Phòng GD ĐT Đô Lương, nhà trường đã chỉ đạo chuyên môn tập trung vào việc dạy mẫu  cho phụ huynh học sinh lớp Một ngay từ đầu năm học để họ có thể hướng dẫn con em mình tự học ở nhà theo đúng thiết kế của tài liệu CNGD. Ngày 27 tháng 9 năm 2014, chuyên môn nhà trường đã tổ chức rất thành công 4 tiết dạy Tiếng Việt CGD của ba giáo viên lớp 1. Kết quả, 100%  phụ huynh học sinh lớp Một tham gia đầy đủ, xem cô giáo dạy và phấn khởi khi tận mắt được trực tiếp nghe cô giáo hướng dẫn con em mình học theo chương trình mới.

             
              Cô giáo: Lương Thị Thanh Hà đang hướng dẫn học sinh lớp 1B học bài “ Âm đ”

          Cô giáo: Vũ Thị Lý  đang hướng dẫn học sinh lớp 1C học bài “ Âm đ”- Việc 1, việc 2”

Cô giáo: Nguyễn Thị Hiền  đang hướng dẫn học sinh lớp 1C học bài “ Âm đ”- Việc 3, việc 4”


 

          Sau khí triển khai thực dạy và dạy mẫu cho phụ huynh lớp 1 xem chúng tôi thấy:
         
1. Về công tác chỉ đạo: Nhà trường đã có sự chỉ đạo sát sao với tình hình thực tế của trường. Cụ thể là:
         –  Vào cuối tháng 5 năm 2014, trường MN khảo sát chất lượng trẻ 5 tuổi, Ban giám hiệu đã xuống phối hợp để tuyên truyền phổ biến đến tất cả giáo viên và tận từng phụ huynh về chương trình học tiếng việt Công nghệ ngay. Hướng dẫn phụ huynh chuẩn bị tốt tâm thế cho con em vào lớp 1, mua sách giáo khoa TV- CGD, không gửi con học hè chương trình hiện hành.
         –  Bố trí giáo viên dạy lóp 1 phải có kinh nghiệm dạy học lớp 1, tham gia đầy đủ đợt tập huấn  do Phòng giáo dục triển khai.
         – Triển khai dạy học đúng theo kế hoạch chỉ đạo của Phòng GD. Cụ thể là dạy bài tuần 0 vào ngay sau đợt tập huấn hè từ 13/8/2014 một cách nghiêm túc. Tuần 0, học sinh không học chữ nhưng rất quan trọng, định hướng toàn bộ hoạt động học tập của học sinh sau này, giúp học sinh sử dụng đồ dùng học tập và làm quen với kí hiệu, quy ước của giáo viên chủ nhiệm. Sau dạy học tuần 0, trường chúng tôi đã tổ chức ổn định nề nếp dạy học. 
         – Thường xuyên dự giờ bằng các hình thức: đột xuất, báo trước, thực tập và thảo luận các tiết dạy TV1- CGD cho tất cả giáo viên trong học kỳ một.
         – Tổ chức tiết dạy mẫu cho phụ huynh dự giờ, giúp phụ huynh biết thêm về phương pháp để họ hướng dẫn con em học ở nhà. 
       
2. Về giáo viên:
         –  Giáo viên không mất thời gian soạn bài, dành nhiều thời gian để nghiên cứu bài dạy nên giáo viên đã tiếp cận rất nhanh về phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, cho đến thời điểm hiện nay, giáo viên đã hiểu bản chất của chương trình TV1- CGD và kĩ thuật dạy học,  thành thạo phương pháp dạy từng bài mẫu với quy trình 4 việc nên việc giảng dạy có nhiều thuận lợi.
          – Dạy học theo tài liệu TV1 – CGD không chỉ giúp giáo viên nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ sư phạm, cách tổ chức dạy học theo quy trình công nghệ giúp giáo viên tiếp cận và đổi mới phương pháp dạy học một cách tích cực hơn.
         
3. Về học sinh:
          – Về mặt kiến thức, học sinh nắm chắc luật chính tả, phân biệt rõ nguyên âm, phụ âm. Nắm chắc vị trí của các nguyên âm, phụ âm.
          Học sinh nắm rõ cách vẽ mô hình, nắm được vị trí của các âm trong mô hình và tiếng. Vì thế, học sinh vận dụng rất thành thạo vào đọc và viết đúng chính tả.
          Học sinh biết đọc trơn nhanh, học đến bài nào các em nắm chắc âm vần đó và vận dụng để tìm tiếng từ nhanh.     
          Học chương trình này, học sinh được thực hành nhiều, học sinh được phát triển tuần tự: đi từ tiếng, từ, câu, đoạn, bài. Các em nắm được khái niệm một cách vững vững chắc.
        – Về kĩ năng:  Học sinh thành thạo các thao tác, hiểu và thực hiện tốt các lệnh trong quá trình học . Học sinh được tham gia tích cực vào hoạt động học tập.
        – Vê thái độ: Học sinh hứng thú học tập, yêu thích môn học vì khi học mỗi việc phát huy hết  khả năng nhận thức của học sinh, không khí lớp học sôi nổi hơn.
      
 4. Đánh giá chung:
        Sự vào cuộc và ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh, khi dạy học chương trình TV1- CGD không chỉ giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản về tiếng việt và hình thành đồng thời các kĩ năng  nghe – nói – đọc – viết một cách vững chắc mà học sinh luôn được tham gia các hoạt động một cách chủ động, tự tin. Thông qua việc làm các thao tác học, các em tự tìm ra và chiếm lĩnh kiến thức, được phát huy kĩ năng tư duy và năng lực tối ưu của mình. Đồng thời quá trình dạy học theo phương pháp công nghệ giáo dục không chỉ giúp giáo viên nâng cao trình độ năng lực sư phạm mà cách tổ chức dạy học theo quy trình công nghệ giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học một cách tốt nhất. Chương trình đã phát huy được khả năng tư duy của học sinh, giúp học sinh nắm chắc được cấu tạo ngữ âm của tiếng nên đều đọc được và đọc tốt, học sinh viết đúng chính tả.
        Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh, chúng tôi thấy có một số hạn chế:
         –  Nhận thức của học sinh trong một lớp không đồng đều, những em yếu rất khó theo kịp chương trình.
         – Mặc dù giáo viên đã cố gắng thực hiện đúng quy trình 4 việc sông vẫn còn một số học sinh tiếp thu bài chậm nên những em đó chưa làm được còn làm thay hoặc lướt qua.
         – Một số giáo viên chưa sử dụng triệt để các kí hiệu, hình hiệu.
         – Một số bài kiến thức quá nhiều nên đối tượng trung bình non trở xuống việc tiếp thu bài học rất khó khăn.
        – Do ảnh hưởng của chương trình cũ nên việc phối hợp với phụ huynh hỗ trợ con học ở nhà cũng gặp nhiều khó khăn. 
 
 
Song song với việc triển khai dạy thực tập đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng việt Công nghệ giáo dục, nhà trường cũng rất tích cực chỉ đạo chuyên môn phối hợp với cụm chuyên môn tập huấn giáo viên và chỉ đạo “Triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột ở trường phổ thông giai đoạn 2011-2015” theo Quyết định số 6120/QĐ-BGDĐT ngày 01/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn 1668/SGD&ĐT-GDTH ngày 29/8/2014 về hướng dẫn triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn TNXH, Khoa học cấp tiểu học, năm học 2014-2015. Trong tháng 11,  nhà trường đã chỉ đạo chuyên môn tổ chức cho giáo viên dạy phương pháp “Bàn tay năn bột”. Kết quả 7 giáo viên đã tổ chức 7 tiết dạy rất thành công. Trong đó có 3 tiết xếp loại tốt, 4 tiết xếp loại khá vững chắc. Cụ thể là các bài dạy sau:
Bài: Đề phòng bệnh giun – TNXH lớp 2        – Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền thực hiện.
Bài: Cây rau           – TNXH lớp 1       – Cô giáo Lương Thị Thanh Hà thực hiện.
Bài: Cây sống ở đâu        – TNXH lớp 2 –      Cô giáo Trần Thị Anh thực hiện.
Bài: Đá vôi            – Khoa học lớp 5   – Cô giáo Lê Thị Lý Hằng thực hiện
Bài: Nước có những tính chất gì – Khoa học 4  – Cô giáo Đường Thị Mai Trang thực hiện
Bài:  Ba thể của nước – Khoa học lớp 4        – Cô giáo Đặng Thị Thanh Huyền thực hiện.
Bài: Cao su – Khoa học lớp 5             – Cô giáo Nguyễn Thị Hiển thực hiện. 

Bài dạy: Đá vôi – Khoa học Lớp 5: Cô giáo Lê Thị Lý Hằng hướng dẫn  học sinh làm thí nghiệm để tìm hiểu tính chất của đá vôi

Khoa học lớp 4: Nước có những tính chất gì? Do Cô giáo Đường Thị Mai Trang thực hiện

Bài: Ba thể của nước – Khoa học 4- Cô giáo Đặng Thị Thanh Huyền thể hiện.
Học sinh đang làm thí nghiệm để nhận biết nước ở thể hơi.


Bài: Cao su – Khoa học lớp 5 – Cô giáo Nguyễn Thị Hiển thực hiện

Học sinh đang làm thí nghiệm để nhận biết một số tính chất của cao su.
         
Qua quá trình tiến hành dạy, thảo luận, rút kinh nghiệm chúng tôi rất tâm đắc với các bài dạy bằng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” bởi phương pháp dạy học tích cực này chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm, tìm tòi nghiên cứu, thực hành, giao tiếp, trình bày quan điểm để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm,  quan sát, nghiên cứu tài liệu, điều tra, …
Chúng tôi thấy rằng, muốn tổ chức tốt tiết dạy bằng phương pháp “ Bàn tay nặn bột”  Giáo viên  cần chú ý:

  • Chuẩn bị trước các thí nghiệm dự kiến để có kết quả như mong muốn.
  • Vận dụng tối đa những nguyên vật liệu sẵn có, dễ kiếm.
  • Sử dụng Công nghệ thông tin cho các bài dạy áp dụng bằng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” đúng lúc, đúng chỗ, hợp lý.
  • Với một số thí nghiệm đơn giản, giáo viên có thể giao việc cho học sinh bằng những phiếu giao việc, tự học sinh chuẩn bị các vật liệu cho nhóm mình.
  • Cần linh hoạt tổ chức các hoạt động dạy học để đảm bảo thời gian trong mỗi tiết dạy.

Tổ chức lớp học cần chú ý:

  • Sắp xếp bàn ghế phù hợp với số học sinh, chia nhóm từ 4-6 em.
  • Có chỗ dành riêng để vật liệu.
  • Trong quá trình dạy, không sử dụng SGK khi dạy bằng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” .